Học tennis, dạy tennis tại hà nội, dạy tennis cho trẻ em, phụ nữ

Hỗ trợ trực tuyến

 Học tennis, dạy tennis tại hà nội, dạy tennis cho trẻ em, phụ nữ

Hotline: 070809 6999

Học tennis-Các trường phái tennis cơ bản


 

Hiện tại có sáu trường phái tennis cơ bản, lần lượt là:

  • Trường phái đẩy banh
  • Trường phái đánh phông
  • Trường phái phòng ngự phản công
  • Trường phái đánh thay đổi nhịp
  • Trường phái đánh toàn sân
  • Trường phái lên lưới tấn công

 

1. Trường phái đánh thay đổi nhịp

Đây thường là trường phái của các tay vợt "già dơ", kinh nghiệm chiến đấu phong phú, cảm giác bóng tốt, đánh bóng lắt léo, tạo và sử dụng thời điểm rất tốt. Tuy vậy thể lực họ không được tốt lắm, có thể còn nhanh nhưng đã kém độ mạnh và sức bền (đa phần ngoài 35 tuổi). Họ có thể là những tay vợt đánh bài bản nhưng vì lý do sức khỏe nên chuyển sang "vận mưu" chứ không "dùng sức", hoặc có thể là những tay vợt không được tập cơ bản, có thiên phú cắt xẻo ngay từ ngày đầu cầm vợt.

Sẽ là thảm họa với các tay vợt 750 trở xuống. Họ không chỉ giằng xé thân thể bạn bởi sự đa dạng về hướng đánh, tốc độ và kiểu xoáy mà còn bắt bạn điên đầu vì khó đọc được ý đồ của họ. Có 2 kiểu chính thuộc trường phái này:

 

  • Nghệ nhân đánh xoáy: như tên gọi, họ dùng vợt để "nghịch" bóng với các kiểu xoáy khác nhau: xoáy chìm, xoáy ngang, xoáy cồng, không xoáy. Họ có thể tạo xoáy với các tốc độ khác nhau và thường làm cho bạn khi thiếu tay, lúc thiếu chân và thậm trí đánh ngược trụ.

Họ chính là khắc tinh của Trường phái Đánh phông và Lên lưới (nếu chưa đủ sắc). Để đánh bại họ, bạn cần nắm được nhịp và thời điểm ra đòn. Tổ sư đã giải nghệ của trường phái này là Fabrice Santoro, chuyên gia đánh đôi người Pháp, vợt tuyệt chiêu của mình anh cũng đã có những Set đánh ngang ngửa và làm Fed khốn đốn.

 

  • Chuyên gia cắt xẻo: Vợt của họ thường là đại đao (trợ lực nhiều) và căng dây khá trùng nhằm tăng xoáy. Chúng ta nhìn thấy họ ở khắp các CLB trên toàn quốc. Không đa dạng như người anh em cùng trường phái, họ chủ yếu chỉ đánh bóng xoáy chìm (cắt) cả 2 tay và đoa khi bị trong tình thế ép buộc. Dù chỉ phở "gia truyền cắt" nhưng họ cũng phục vụ đầy đủ "nạm gầu gân bắp tái chín sốt vang - cắt chìm sâu dọc dây, sâu chéo sân, cắt mang, cắt lob". Những ae đánh trái 2 tay chưa tốt và cắt kém thì vô cùng vất vả khi bị họ khoét trái và phải hạ trụ "moi" banh lên. Phong cách của họ là ôm phông và đứng giữa "điều hàng". Bạn sẽ không thường xuyên bắt được họ chạy và dù có chạy thì bộ chân họ cũng rất nhanh. Họ "yêu" hầu hết các trường phái đánh phông (trừ Ủn banh) và "ghét" đối phương lên lưới.

 

2. Trường phái lên lưới tấn công

Trường phái này ngược lại với hầu hết các trường phái còn lại. Họ thường thiết lập rõ ràng 2 trạng thái tấn công và phòng thủ, trong đó, họ là người chủ động áp đặt tấn công. Họ ghét đánh bền, không thích "hậu phương" và luôn xu hướng lao lên "tiền tuyến" để dứt điểm. Khắc tinh của họ chính là Trường phái Phòng ngự phản công, những tay vợt đặc biệt tốt khi đánh passing và lob. Đôi khi họ cũng gặp khó với Trường phái Tấn công bùng nổ, kẻ có thể bắn Fh cực mạnh thẳng vào vị trí lên lưới. Trường phái này có thể chia làm 2 kiểu sau:

 

  • Giao banh lên lưới: tên của nó đã bao gồm những kỹ năng bắt buộc phải có, đó là service, volley và smash. Kiểu này đường áp dụng phổ biến trong đánh đôi hơn là đánh đơn.

Tuy nhiên, các tay vợt cấp CLB thường chưa tập luyện đủ kỹ thuật cho kiểu này. Họ quá nôn nóng lên lưới nên thường chỉ giao banh ở mức độ an toàn và trông cậy hoàn toàn vào volley và smash. Với từng chiến thuật giao banh và tùy thuộc vị trí đỡ banh, tốc độ và độ xoáy của banh đối phương thì sẽ có các cách volley khác nhau nhưng phần lớn họ thực hiện volley theo cùng một kỹ thuật.

Một điểm mấu chốt cũng bị xem thường là trả giao banh. Để tiếp tục duy trì sức ép tấn công sau game cầm giao banh thì tay vợt thuộc kiểu này cần hoàn thiện khả năng trả giao banh tốt, nếu không họ sẽ đánh mất chính mình và loanh quanh ở "hậu phương".

 

  • Cắt lên lưới: Cùng với sự mai một của kiểu Serve/Volley thì Cắt lên lưới (Chip & charge) cũng biến mất dần. Sự cải thiện về tốc độ và độ xoáy (nhất là topspin) trong tennis hiện đại đã không cho Cắt và lên lưới có đất phát triển.

Dù tự tập hay tập với thày thì cú cắt luôn thuộc hàng thứ yếu và cú cắt tay thuận thậm trí không bao giờ được sử dụng. Cắt lên lưới là sự bổ xung hoàn hảo cho kiểu Giao banh lên lưới trong những game trả giao banh. Những tay vợt mẫu mực có thể kể tới là: Patrick Rafter, Tim Hemann, Goran Ivanesevic, Tayler Dent... Nếu bạn có thêm kỹ năng này thì nó sẽ giúp bạn rất tốt khi thay đổi nhịp trận đấu và đa dạng vũ khí tấn công. Hãy nhớ kiểu này phụ thuộc rất nhiều vào bộ chân lên lưới đặc thù cần phải tập.

 

3. Trường phái đánh toàn sân

Đây có thể gọi là trường phái toàn diện nhất. Họ là những tay vợt nhanh nhẹn, thông minh, linh hoạt và có đầy đủ kỹ năng. Tùy vào hoàn cảnh, đối thủ, họ có thể sử dụng những trường phái khác nhau để chiến thắng. Có thể sẽ có tranh luận rằng tay vợt đó thuộc trường phái nào khi từng người trong nhóm xem họ đánh những trận khác nhau, bởi, có trận họ chơi Phòng ngự phản công, có trận Giao bóng lên lưới, có trận Cắt xẻo đổi nhịp...

Cách hình dung về họ dễ nhất chính là Trường phái Mộ Dung trong kiếm hiệp. Kiến thức của họ là tổng quát, hiểu ưu khuyết điểm của từng trường phái. Khi trình độ lên đến một mức nhất định, họ có thể dùng "gậy ông đập lưng ông", tấn công thẳng vào điểm mạnh nhất của đối thủ. Khả năng đọc trận đấu là thiên phú và xoay chuyển tình huống dễ dàng bằng các chiến thuật khác nhau trong chỉ một vài game đấu.

Chúc bạn học tennis vui và đón xem phần 2 của bài viết này.

Bài viết khác