Học tennis, dạy tennis tại hà nội, dạy tennis cho trẻ em, phụ nữ

Hỗ trợ trực tuyến

 Học tennis, dạy tennis tại hà nội, dạy tennis cho trẻ em, phụ nữ

Hotline: 070809 6999

Học tennis cơ bản-Luật thi đấu tennis(P2)

Học tennis cơ bản-Luật thi đấu tennis(P2)

 

Điều 4: Các quy định về vợt thi đấu tennis:

  • Mặt lưới (mặt dùng để đánh bóng) phải là một mặt phẳng, dây được căng vào khung theo tiêu chuẩn, một sợi trên, một sợi dưới. Độ dày mắt lưới không được có sự khác biệt, đặc biệt ở khu giữa của mặt vợt không được thưa hơn các chỗ khác. Dây của vợt không được buộc thêm hay có nút lồi ngoài các vật hay nút sử dụng đơn lẻ nhằm hạn chế, đề phòng đứt hoặc rung động. Các vật và nút này phải hợp lý về kích thước và vị trí so với từng mục đích.
  •  Tổng chiều dài tối đa của vợt không được quá 73,66 cm, tính cả phần cán vợt (phần tay cầm). Chiều rộng tối đa của vợt không được vượt quá 31,75 cm. Mặt lưới không vượt quá 39,37 cm chiều dài và 29,21 cm chiều rộng.
  • Vợt, kể cả cán, không được buộc thêm bất kỳ một thiết bị hoặc vật dụng nào để hạn chế, tránh hỏng dây, gẫy vợt, chống rung hoặc để phân phối trọng lượng. Bất kỳ thiết bị nào sử dụng cũng phải phù hợp về kích cỡ và vị trí cho từng mục đích nhất định.
  •  Cấu trúc vợt kể cả cán và dây không được có bất cứ cơ cấu gì có thể làm thay đổi cơ bản hình dáng bề ngoài của vợt hoặc làm thay đổi sự phân phối trọng lượng theo chiều dọc hoặc chiều ngang trên trục đối xứng của vợt, dẫn đến vợt bị rung lắc trong khi thi đấu. Không được sử dụng bất cứ một nguồn năng lượng nào (dưới bất kỳ hình thức nào) lắp bên trong hoặc gắn vào vợt.

Liên đoàn Quần vợt Thế giới (ITF) sẽ quyết định kiểu hoặc mẫu vợt có thể đáp ứng các chỉ tiêu trên đây, được chấp nhận hay không cho các giải đấu. Quyết định như vậy được đưa ra theo sáng kiến của Liên đoàn hoặc trên yêu cầu của một bên có liên quan (vận động viên, các nhà sản xuất trang thiết bị, các liên đoàn quốc gia và thành viên của liên đoàn đó). Các quyết định và vận dụng phải được đưa ra phù hợp với thủ tục báo cáo và thẩm định hiện hành của ITF.

 

Điều 5: Quy định về giao bóng và đỡ bóng:

Hai tay vợt tham gia trận đấu đứng ở hai bên lưới. Tay vợt đánh đường bóng đầu tiên được gọi là người giao bóng và tay vợt bên đối diện là người đỡ giao bóng.

Tình huống 1:

Trong khi đánh bóng, một tay vợt có bị mất điểm không nếu người đó vượt qua đường tưởng tượng kéo dài từ hai đầu lưới

  •  Trước khi đánh bóng
  •  Sau khi đánh bóng.

Quyết định: Cả hai trường hợp đều không mất điểm nếu tay vợt đó không xâm phạm vào sân của đối phương. Trường hợp một người cố ý ngăn cản đối phương, người còn lại có thể yêu cầu trọng tài giải quyết.

Tình huống 2:

Tay vợt giao bóng yêu cầu tay vợt đỡ giao bóng phải đứng trong khu vực sân có các vạch giới hạn của tay vợt đỡ. Điều đó có cần thiết không?

Quyết định: Không. Người đỡ giao bóng có thể đứng bất kỳ đâu người đó muốn, miễn là ở phía bên kia của lưới.

 

Điều 6: Chọn sân và chọn giao bóng:

Việc chọn sân, quyền giao hoặc đỡ bóng trong game đầu tiên của trận đấu thường được quyết định bằng bốc thăm (tung đồng tiền). Người thắng trong cuộc bốc thăm này có thể tự lựa chọn hoặc nhường quyền lựa chọn cho đối thủ.

  •  Nếu một tay vợt chọn giao bóng hoặc đỡ bóng thì người còn lại phải được chọn sân.
  • Ngược lại, nếu một tay vợt đã chọn sân thì người kia sẽ được quyền chọn giao bóng hoặc đỡ bóng.

Trường hợp: Các tay vợt có được phép thay đổi sự lựa chọn của mình không nếu trận đấu bị hoãn trước khi bắt đầu?

Quyết định: Có. Nhưng sự lựa chọn mới vẫn phải tuân theo những quy định về chọn sân và giao bóng.

Hãy đón đọc phần 3 trong thời gian sớm nhất.

Hãy gọi ngay  hoặc 0916 689 956. Chúng tôi sẽ tư vấn tận tình nhất

Bài viết khác