Học tennis cơ bản-Kỹ xảo quần vợt
Với thời gian có thể những tiêu chuẩn đó không còn đúng với các thế hệ sau nữa. Ví dụ khi xem S.Graf đối đầu với K.Clijster tại sân cỏ Wimbledon năm 2009 trong một trận cầu biểu diễn, sẽ thấy sự "lạc hậu và cổ lỗ" trong cách chơi một thời mê hoặc người xem của Graf. Nếu nói kỹ thuật và tiêu chuẩn của Graf là sai thì chắc chắn là nó không sai rồi, chỉ có điều nó không còn hợp thời nữa.... Hầu hết (90%) các tranh cãi trên QV đều là do các yếu tố sai lệch về thời gian như trên khiến cho nhận thức khác đi và mâu thuẫn hình thành.
Bỏ qua các tranh chấp liên quan đến yếu tố thời gian, 10% các tranh chấp còn lại liên quan tới vấn đề nhìn nhận "sự việc - kỹ năng" nào đó. Ví dụ cùng một người cùng một cú đánh kỹ thuật- người bảo đó là A, kẻ bảo A1 - người bảo A2 và có người bảo đó là B chứ không phải A... Câu trả lời cho vấn đề này là: Ở đây các VĐV nhà nghề hàng đầu thế giới đang sử dụng những kỹ xảo trong quần vợt. Những kỹ xảo đó chỉ có bản thân người sử dụng nó có thể biết được nguyên lý và thực hành thuần thục mà thôi, nếu một người bình thường hay những người vẫn tự cho là am hiểu QV nhất định, khi nhìn vào các kỹ xảo đó sẽ gặp phải các vấn đề sau:
- Kỹ năng đó SAI vì nó không đúng với các quy tắc giáo trình và các quy luật vật lý thông thường.
- Kỹ năng đó KHÓ HIỂU vì nó không đồng nhất trong mọi thời điểm, cùng một kỹ thuật mà mỗi lúc VĐV đó lại xử lý một khác.
- Kỹ năng đó là KHÔNG ĐÁNG TIN, đó chỉ là sự nhìn nhận và phân tích sai lầm của những người khác, còn trong con mẳt nhìn của tôi điều đó là Vớ vẩn, không thể tin được.
- Kỹ năng đó là BỊP BỢM, đó là điều không có trên thực tế và ngay cả trong mơ người ta cũng không thể tưởng tượng ra được....
Để hiểu về các kỹ xảo trong QV cần phải biết làm thế nào để có các kỹ xảo này và Ai mới được sở hữu các kỹ xảo đó.
Hầu hết các VĐV nhà nghề đều trải qua thời gian dài học QV tại các Học viện hay trung tâm thể thao. Các HLV ở đây cung cấp cho họ những kiến thức và kỹ năng Tiêu Chuẩn, giai đoạn này họ thường giao lưu qua các giải Trẻ U15 và trình độ tương đương với các tay vợt trẻ VN hoặc nhỉnh hơn chút đỉnh...
Khi chuyển sang giai đoạn Học nghề, trước khi chính thức chơi trong các giải Nhà Nghề, họ thường chơi trong các giải Future hay Chalanger. Ở đây dưới sự dìu dắt của các HLV chuyên nghiệp và các tay vợt đàn anh, họ tiếp thu các kỹ năng chơi bóng Nhà Nghề thuần thục. Đây là giai đoạn các VĐV U18 của thế giới vượt xa trình độ của VN nói riêng và Châu Á nói chung. Thường thì sau 18 tuổi số tay vợt chen chân được vào thi đấu tại các gỉải ATP Tour từ 250 điểm trở lên sẽ không nhiều, trong Top 300. Các VĐV này thường đã hoàn thiện kỹ năng chơi bóng nhà nghề và trình độ của họ là khá đồng đều, hầu hết trong số này chưa có khái niệm về kỹ xảo trong QV. Ở đẳng cấp này hầu hết mọi VĐV châu Á sẽ lựa chọn giải pháp bỏ tiền ra tới sân xem họ chơi và xin chữ ký kỷ niệm chứ không phải là đối mặt với họ trên sân.
Kỹ xảo trong QV chỉ có ở những tay vợt thành công trong sự nghiệp thi đấu, tức là có khả năng giành chiến thắng cuối cùng tại các giải đấu chính thức ATP tour. Chỉ có những đối tượng có tiềm năng tiến tới đích mới có nhu cầu học các kỹ năng đó và mới tìm được nhà đầu tư sẵn sàng trả tiền cho việc học các kỹ xảo đó. Các HLV sở hữu những kỹ xảo đó cũng phải nhận được thù lao thích đáng và phần lợi chia sẻ từ thu nhập của VĐV đó thì họ mới sẵn lòng bỏ "Gan Ruột" ra dậy học trò được.... Đó là lý do tại sao trên sân đấu, trình độ các VĐV có sự chênh lệnh rõ ràng giữa những nhà Vô địch giải và phần còn lại của cuộc chơi.
Có một câu hỏi đặt ra là: Nếu không có HLV hàng đầu và không có nhà đầu tư thích hợp thì Kỹ xảo trong quần vợt có thể học được không và học ở đâu?
- Từ việc theo dõi và học tập hình mẫu thần tượng là một VĐV tên tuổi: Rất nhiều người đeo bám ý tưởng này và dẫu cố gắng hết sức vẫn chẳng được gì. Đơn giản là trên sân đấu tầm cỡ thế giới, nơi được tiếp xúc học hỏi thi đấu trực tiếp với nhau mà còn chẳng có hai VĐV nào chơi giống nhau, nói gì người tự tập theo.
- Từ việc thuê mướn HLV của nhau: Có khả năng hấp thu được một chút kỹ thuật, nhưng chủ yếu là theo dõi chiến thuật thi đấu của HLV này, có thể khá tương đồng với các VĐV khác nhưng không thể học được kỹ xảo nào đó nếu HLV này không có kỹ xảo đó.
- Dùng kỹ thuật cao cấp để phân tích các kỹ thuật của từng người. Dưới các hệ thống Computer và các Camera tốc độ cao lên tới 20k hình/giây, hầu như không một cử động nào của VĐV mà không được ghi nhận phân tích. Nhưng rõ ràng nếu không có kiến thức về nguyên lý thực hành thì vẫn không thể sử dụng được các kỹ xảo đó. Nếu các kỹ thuật vi tính này thực sự có ích cho các kỹ xảo, chắc chắn số "Federer" trên sân đấu sẽ rất nhiều ....
- Trao đổi với các HLV - VĐV - cựu VĐV và tham gia trên các diễn đàn cùng nhau chia sẻ, phân tích với đủ các thành phần .... để tìm ra cho mình cái được gọi là Đúng nhất có thể chấp nhận và lý giải được về các Kỹ xảo đó. Đây là nơi tranh cãi nhiều nhất và chia sẻ nhiều nhất. Hạn chế của phương pháp này là thông tin đưa ra quá rộng rãi tràn lan, hình ảnh được nhìn theo các góc cạnh khác nhau, còn Video sử dụng chủ yếu là các Clip với chất lượng thấp và không quá 30hình/giây, chỉ đủ để xem hình "không giựt" chưa kể tới việc mất khung hình là thường xuyên gây ngộ nhận.... Kết cục cuối cùng là các Topic Closed với ngổn ngang cãi cọ và bất đồng.
Câu trả lời của vấn đề này thực ra đơn giản hơn người ta nghĩ rất nhiều. Quan trọng nhất của kỹ xảo chính là nguyên lý thực hành của nó, từ nguyên lý đó VĐV tập luyện và thuần thục nó. Có khá nhiều kỹ xảo và tôi chỉ xin ví dụ một cú Kick serve, là một cú cổ điển và ngày này không còn là kỹ xảo cao cấp nữa. Để thực hiện một cú kickserve "chết người", quan trọng nhất là phải tạo ra bóng xoáy bằng một kỹ xảo "gọt vỏ cam". Có nghĩa là vợt phải lăn bóng tối thiểu 180 độ, có những VĐV tạo tới 270 độ. Trên thực tế không thể quan sát được việc Lột vỏ cam bằng mắt thường - với Computer và camera cao cấp sẽ thấy bóng rời mặt vợt rất nhanh và không thể lăn tròn 180 độ được. Các tay vợt thông thường và người chơi phổ thông cũng cố gắng thử tập nhưng rõ ràng không thể lăn bóng 180 độ bằng mặt vợt được..... Nhưng nếu bạn thực sự muốn ra một cú Kickserve "chết người" đó, bạn phải lăn bằng được bóng tối thiểu 180 độ, vì chắc chắn đã có người chơi được tới 270 độ , làm được hay không là do bạn.
Vậy bạn muốn tăng xêm kỹ xảo tennis khác, hãy học tennis bằng cả trái tim của mình.
Bài viết khác
- Dạy học tennis nâng cao-Luyện tập cho cú Volley
- Dạy tennis nâng cao-Chiến thuật tennis (P2)
- Dạy tennis nâng cao-Chiến thuật trong thi đấu tennis P1
- Học tennis nâng cao-Cú Smash(đập bóng) hiệu quả
- Học tennis nâng cao-kỹ thuật tăng tốc độ đầu vợt
- Dạy học tennis nâng cao-Cú cắt bóng tinh tế
- Phòng thủ trong thi đấu tennis
- Học tennis cơ bản-Điều kiện và phân loại kỹ xảo.
- Học tennis nâng cao-Đánh bóng qua hai chân
- Thi đấu tennis với tay vợt có nhiều sức mạnh